Nhận diện thương hiệu chỉ là
bác sỹ vũ thái
Hỗ trợ khách hàng
Hotline 09144.66666
Địa chỉ duy nhất: 2B Thái Phiên Hai Bà Trưng - Hà Nội

Tổng hợp BIẾN CHỨNG SAU NÂNG MŨI và cách khắc phục tốt nhất

30/05/2018 15:46
Nâng mũi thẩm mỹ vốn là một trong những phương pháp làm làm đẹp hiện đại nhanh chóng, thế nhưng biến chứng sau nâng mũi lại trở thành rào cản lớn khiến nhiều người ngần ngại không dám thẩm mỹ. Vậy đó là những biến chứng nào? chúng ta cùng lắng nghe chuyên gia bác sĩ chia sẻ dưới đây.

Lý do nào dẫn đến biến chứng sau khi nâng mũi?

  1. Phương pháp nâng mũi sai kỹ thuật: Nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn nhân tạo nên dẫn đến các biến chứng sau khi phẫu thuật. Sụn nhân tạo là một chất liệu độn cứng, dễ gây tổn thương cho da khiến da có thể bị rách, đầu mũi bị sưng, bóng đỏ làm cho bạn cảm thấy đau buốt sau khi phẫu thuật,…
  2. Do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm bác sĩ: Do tay nghề chuyên môn của bác sĩ thực hiện nâng mũi chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống trong khi phẫu thuật. Việc lấy sụn quá nhiều sẽ dẫn đến các biến chứng khác ở tai và làm cho phần mũi sau khi độn bị gồ cao, làm cho da căng lên khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và đau buốt. Ngoài ra, việc sử dụng sụn không đúng cách có thể gây nhiễm trùng vùng điều trị.
  3. Cách chăm sóc sau khi nâng mũi: Sau khi thực hiện nâng mũi thì chăm sóc mũi tại nhà cũng là một khâu rất quan trọng. Nó quyết định kết quả cuối cùng sau khi nâng mũi và ảnh hưởng đến thời gian lưu giữ kết quả thu được. Việc xảy ra nhiễm trùng sau khi phẫu thuật cũng có thể do cách chăm sóc của bạn. => Xem hướng dẫn tại đây: cách chăm sóc mũi sau khi nâng

Những biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi

Nâng mũi bị nhức bị sưng phù nề


Biến chứng đầu tiên có thể kể đến là nâng mũi bị nhức bị sưng phù nề. Đây là biến chứng hầu như ai cũng gặp sau khi thực hiện nâng mũi bằng miếng silicon. Nguyên nhân thường là do tụ máu trong quá trình phẫu thuật. Xảy ra khi các bác sĩ thực hiện bóc tách, sẽ chạm phải các mạch lớn khó cầm máu. Máu từ các mạch này sẽ chảy vào khoang mổ và tụ lại ở đấy dẫn đến sưng nề.

Mũi không cố định bị cong vẹo, lung lay 


Đây là những rủi ro thường gặp nhất. Nguyên nhân là do bác sĩ phẫu thuật đặt mảnh ghép không đúng vị trí, khiến sống mũi bị lệch hoặc mảnh ghép không bám chắc vào xương. Những chiếc mũi có cấu trúc xương gồ, không thẳng, có sự co kéo bất thường của mô khi bao bồi quanh sụn cũng khiến mũi dễ bị vẹo, lệch sau phẫu thuật.

Nguyên nhân khác có thể là do trong quá trình rửa mặt chà sát mạnh quá khiến chiếc mũi bị lung lay. Nên lưu ý rửa mặt sau phẫu thuật phải nhẹ nhàng, không nên chà sát manh.

Thủng da đầu mũi


Thủng đầu mũi thường là do những mảnh ghép đặt trong mũi quá dài, làm căng da đầu mũi,khiến mũi bị đâm thủng. Việc sử dụng chất liệu mảnh ghép, chất độn không đảm bảo chất lượng cũng có nguy cơ gây thủng đầu mũi. Với biến chứng của phẫu thuật nâng mũi này, bạn phải gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và phẫu thuật lấy miếng ghép ra, bởi nếu để lâu rất dễ dẫn đến hoại tử đầu mũi. Bác sĩ sẽ lấy bỏ sống cũ, đặt lại sống mềm phù hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.

Mũi bị chảy nước dịch vàng

  • Mũi của bạn bị viêm xoang bị nghẹt mũi sau khi nâng mũi : Với tình trạng này bạn nên đến ngay chuyên khoa tai mũi họng, để bác sĩ kiểm tra xem trong lỗ mũi của bạn, chỗ ngách mũi xoang có dịch chảy từ đó hay không. Nếu là viêm xoang thì các bác sĩ tai mũi họng sẽ điều trị, tình hình tiết dịch sẽ được cải thiện.
  • Lỗi kỹ thuật khi nâng mũi: Lỗi này có thể sau 10 ngày thủng ở vách mũi, có thể chân trụ của mảnh silicon đã làm thủng chui vào lỗ mũi, cũng có thể mảnh ghep sụn ở đầu mũi bị hoại tử tạo ra một đường rò nhỏ rò dịch vào lỗ mũi. Bạn cần đến cơ sở đã làm mũi để kiểm tra lại vì tư vấn qua mạng không trả lời hết được vấn đề.

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi


Cuối cùng là biến chứng nhiễm trùng. Loại biến chứng này xảy ra muộn hơn. Thường mất 2-3 ngày sau khi mổ để ủ bệnh và 5-7 ngày để gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau khiến bệnh nhân có thể bị sốt. Với trường hợp này, phải sử dụng kháng sinh mạnh kết hợp bỏ mảnh ghép ra để tẩy rửa.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi nâng mũi

  1. Nhiễm trùng mũi: Do chất liệu độn không vệ sinh, không chăm sóc cận thận, có thói quen ngoáy mũi,… dẫn đến mũi sưng đỏ, viêm có mũ bên trong.
  2. Mũi lộ sóng, bóng đỏ, không tự nhiên: Do chất liệu độn quá nông, sát với da,… gây tăng sinh mao mạch,..
  3. Thủng da đầu mũi: Do sụn cấy ghép quá dài, làm căn da đầu mũi, khiến mũi bị thủng do dùng sụn thiếu chất lượng,…
  4. Mũi biến bị biến dạng, phức tạp: do tiêm silicon không tan, gây vón cục, co rút mũi.
  5. Dị ứng thuốc: biến chứng sau nâng mũi này biểu hiện ở chỗ bạn bị buồn nôn, ói mửa, khó thở, tiêu chảy, đau vết mổ, sốt… Nguyên nhân là do ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật hoặc thuốc dùng trong chăm sóc hậu phẫu không hợp với sức khỏe bệnh nhân.
Nếu mắc phải những dấu hiệu biến chứng trên sau khi nâng mũi, thì nó sẽ để lại để lại những di chứng hết sức khó chịu khi về già như sưng viêm, hoại tử. Vì thế chúng ta cần phải có cách phòng tránh và khắc phục thật tốt khi gặp phải những biến chứng sau nâng mũi.

Cách phòng tránh và khắc phục biến chứng sau khi nâng mũi

Nếu phát hiện thấy dấu hiệu biến chứng sau khi nâng mũi, bạn nên tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín càng sớm càng tốt, để được bác sĩ chuyên môn chuẩn đoán và chỉ định cách khắc phục phù hợp. Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lại để rút bỏ phần sụn cũ đi, xử lý phần biến chứng và đặt phần sụn mới vào.

Cụ thể hơn với một số biến chứng của nâng mũi, bác sĩ sẽ khắc phục như sau

  • Đối với mũi bị lệch thì tốt nhất là mổ lại, tạo khoang mới đặt sóng mũi thích hợp
  • Lộ sóng mũi, lộ đầu mũi thì tiến hành mổ lấy bỏ sóng cũ rồi đặt lại sóng mũi mới mềm phù hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân (nâng mũi bọc sụn) hoặc ghép mô khác…
  • Trường hợp mũi bị bóng đỏ thì sẽ thay sóng mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.
  • Trường hợp biến dạng ở lỗ mũi, trụ mũi thì thực hiện kỹ thuật tạo hình để sửa chữa các biến dạng…
  • Nếu tình trạng dịch mũi chảy nhiều thì cần thực hiện hút dịch sau khi nâng mũi để quá trình hồi phục được nhanh hơn, tránh gây những tổn thương không đáng có cho vùng da bị cắt rạch.
  • Có 1 số trường hợp nâng mũi bị khó thở thì triệu chứng này là hoàn toàn bình thường sẽ chấm dứt sau khoảng 4-5 ngày tùy theo tình trạng hiện tại của bạn và cả cách chăm sóc vết thương.

Cách thực hiện sửa mũi do biến chứng tốt nhất

Với phương pháp nâng mũi an toàn tự nhiên ở Mika Vũ Thái,  2/3 sóng mũi sẽ được đặt sụn nhân tạo mềm mại để làm cao, 1/2 đầu mũi được xử lý bằng sụn tự thân bao gồm sụn vách ngăn dựng trụ mũi, sụn vành tai bọc lấy đầu mũi, mang lại sự cứng cáp cần thiết, khắc phục và ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật. Sau khi xử lý xong các triệu chứng này thì có thể sau 3 – 6 tháng bạn mới tiến hành nâng mũi lại được.

Tốt nhất, để không phải gặp những triệu chứng sau khi nâng mũi bạn nên đến TMV Mika Vũ Thái để được tư vấn hỗ trợ tốt hơn. Khi đến đây, bạn sẽ được bác sĩ Vũ Thái 20 năm kinh nghiệm khám tổng thể khuôn mặt để biết rằng mình có thể thực hiện nâng mũi hay không, nên dùng phương pháp nâng mũi nào hiệu quả, và cách chăm sóc dáng mũi tốt nhất để có được chiếc mũi đẹp như ý muốn mà không phải lo gì biến chứng.

Với bàn tay phù thủy sắc đẹp 20 năm kinh nghiệm, bác sĩ Vũ Thái đã mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho rất nhiều chị em muốn làm mới hay bị hỏng từ nơi khác đều được bác sĩ khắc phục rất hiệu quả.

Còn rất nhiều hình ảnh và tâm sự của khách hàng khi làm mũi ở Mika Vũ Thái mà các bạn không thể bỏ qua: phẫu thuật nâng mũi đẹp tự nhiên


Tham gia hội phẫu thuật thẩm mỹ Mika Vũ Thái với hơn 10.000 khách hàng để được chia sẻ kinh nghiệm thẩm mỹ. Click vào hình ảnh để tham gia

 
Hội Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Tại Mika Vũ Thái
Facebook Group · 11,987 members
Nơi chia sẻ những câu chuyện hay về phẫu thuật thẩm mỹ, những hình ảnh đẹp của tất cả những ai đã từng làm đẹp tại Mika Vũ Thái...
 

Các tin khác